Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu sang nước ngoài thì các hộ nuôi trồng đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc tăng trọng nhanh cho cá cũng như kỹ thuật nuôi cá tra và cá basa để tạo ra những loại cá chất lượng nhất, thịt ngon nhất.
Đầu tư nguồn dinh dưỡng cho cá tăng hiệu quả trong chăn nuôi
Đặc điểm sinh học của cá tra và basa
Cá tra và cá basa của Việt Nam là một trong những mặt hàng thủy sản được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng nhất. Đặc điểm để nhận diện hai loại cá này là thân mình dài, không vẩy, da bóng, màu sắc hơi đen, bụng hơi bạc xám, miệng rộng và có 2 đôi râu dài nhìn có nhiều nét như loài cá heo. Môi trường sống chủ yếu của hai giống cá này là ở nước ngọt. Cá tra được nhiều người dân ở khu vực phía Nam nuôi khá nhiều với mật độ dày đặc vì đặc tính dễ sống. Cá basa thì khó nuôi hơn vì phải đảm bảo đầy đủ khí oxy, tránh nuôi đông. Thức ăn cho hai loại cá này cũng khá đa dạng: mồi có nguồn gốc động vật, động vật phù du, ăn thịt lẫn nhau, hỗn hợp tấm, cám, rau và cá vụn (nấu chín),…nên bà con chăn nuôi rất dễ trong điều kiện chăm sóc, cung cấp chất dinh dưỡng.
Kỹ thuật nuôi cá tra và cá basa đầu tư từ con giống
Giống cá bố mẹ được chọn nuôi vỗ phải đảm bảo không bệnh tật, di dạng, trầy xước, khỏe mạnh nằm trong độ tuổi 3 tuổi trở lên với trọng lượng từ 2,5 đến 3kg. Môi trường nuôi cá bố mẹ rất đa dạng, có thể là trong ao, bè, hồ,…Diện tích nuôi phải đảm bảo có độ thông thoáng tốt, khoảng 500 m2 đối với cá tra và 1500 m2 đối với cá basa. Môi trường nuôi phải đảm bảo tiêu độc, khử trùng sạch bằng thuốc kháng sinh sẽ để đảm bảo cho cho cá không bị dịch bệnh xâm nhập.
Nếu một số hộ nuôi trồng nuôi cá trong bè thì phải đảm bảo các tiêu chí: khử trùng, diện tích phù hợp, không nuôi khác lứa, cung cấp đầy đủ khí oxy,…
Mùa vụ nuôi vỗ và thức ăn cho bố mẹ
Thời gian lí tưởng nhất để nuôi vỗ bố mẹ chính là vào thời điểm tháng 9 - 10 hàng năm. Nguồn thức ăn phải đảm bảo có đầy đủ hàm lượng đạm 30% (cá tra) và 35% (cá basa) trở lên. Để tiết kiệm chi phí nuôi trồng thì bà con chăn nuôi có thể sử dụng một số loại thức ăn có sẵn như ruốc, bột đậu nành, cám gạo, tấm, bột bắp, bánh dầu, rau xanh, bí, cơm, dừa, hay các loại thuốc thủy sản…để cung cấp chất dinh dưỡng cho cá cũng rất tốt. Nếu bà con nuôi trồng sử dụng thức ăn là nguyên liệu cá tươi thì phải cân đo, đong đếm làm sao khẩu phần ăn cho cá 4 đến 6% trọng lượng thân cá/ngày và thức ăn dạng khô (viên) thì 1 đến 2% mỗi ngày. Để cá được sinh trưởng và phát triển tốt thì mỗi ngày nên cho cá ăn 2 lần. Thức ăn phải đảm bảo không bị phân hủy nhiều trong nước làm cho cá khó hấp thụ.