Để sử dụng thuốc kháng sinh cho thủy sản đạt hiệu quả cao thì bà con nuôi trồng nên trang bị những kiến thức cần thiết trong cách chọn thuốc thủy sản, thuốc tăng trọng nhanh với liều lượng và thời điểm sử dụng,…sao cho thật khoa học và hợp lí. Với những chia sẻ kinh nghiệm dùng thuốc kháng sinh cho thủy sản dưới đây sẽ giúp người nuôi trồng có thêm kỹ thuật hiệu quả cho việc nâng cao lợi ích kinh tế và chất lượng sản phẩm.
Chọn đúng thuốc, trị đúng bệnh cho vật nuôi
Hướng dẫn cách chọn đúng thuốc kháng sinh
Môi trường nước ngọt là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gram âm (Edwardsiellaictaluri, Speudomonas spp, Aeromonas spp, Flexibacter columnaris,…) có điều kiện sinh sôi, nảy nở, gây bệnh trên tôm cá. Kháng sinh là thần dược diệt trừ tận gốc các loại vi khuẩn gây hại này. Nhưng cũng có một số trường hợp hiếm vi khuẩn có sức đề kháng cao hơn kháng sinh nên không thể điều trị được. Bà con nuôi trồng cũng đừng vội lo lắng, hãy lấy mẫu cá bị bệnh thử nghiệm với thuốc kháng sinh mạnh nhất để diệt vi khuẩn, tránh dùng kháng sinh đã điều trị nhưng không có tác dụng.
Để tôm, cá hấp thụ kháng sinh tốt thì hộ nuôi trồng nên trộn thức ăn và kháng sinh chung với nhau rồi thả xuống ao, hồ. Nhưng lưu ý một điều là khi chọn kháng sinh điều trị cho động vật thủy sản nên chọn loại thuốc có khả năng hòa tan vào thức ăn tốt. Nếu không dùng đúng loại thì thuốc sẽ bị rửa trôi khi thả xuống nước, cá sẽ không hấp thụ được, dẫn đến tình trạng bệnh dịch không được giải quyết, hộ chăn nuôi thất thu vụ mùa. Cũng có một số loại thức ăn công nghiệp khi kháng sinh hòa trộn vào lại mất tác dụng nên khi sử dụng thức ăn kết hợp với kháng sinh thì bà con nuôi trồng nên kiểm tra kĩ thành phần thức ăn.
Kinh nghiệm dùng thuốc kháng sinh cho thủy sản kết hợp thuốc hỗ trợ
Sử dụng thuốc hỗ trợ đúng và chất lượng mới giúp động vật thủy sản nhanh khỏe mạnh, nếu thuốc hỗ trợ không phù hợp sẽ gây lãng phí tiền bạc của bà con nuôi trồng. Beta - glucan, vitamin C, vi sinh vật hữu ích, thuốc thảo dược (Bacillus subtilis, Lactobacillus axítophilus, Saccharomycescerevisiae,…) sẽ là những thuốc hỗ trợ đắc lực giúp tôm cá tăng khả năng đề kháng, phòng bệnh hiệu quả (sau khi hết bệnh). Khi sử dụng probiotic thì chú ý không kết hợp chung với các loại kháng sinh khác.
Trong giai đoạn động vật thủy sản bị bệnh thì bà con nuôi trồng có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như: vitamin C, B complex, các enzyme tiêu hoá, protease,…để tăng kích thích cho cá ăn nhiều, tăng nhanh trọng lượng, hồi phục sức khỏe tốt. Sau khi tôm, cá thật sự khỏe mạnh thì hộ nuôi trồng nên dùng các vitamin A, E, selenium,…để động vật thủy sản phát triển tốt hơn.
Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh
Bà con nuôi trồng không nên lạm dụng thuốc kháng sinh quá nhiều sẽ làm cho động vật thủy sản dễ nhờn thuốc. Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng, đúng định kì, đúng bệnh và đúng thời điểm thì mới có thể giúp tôm, cá nhanh hết bệnh. Và đây là cách sử dụng thuốc kháng sinh cho thủy sản hiệu quả nhất.