Khi động vật thủy sản bị bệnh thì đa số các hộ chăn nuôi sẽ sử thuốc để xử lí dứt điểm bệnh dịch. Nhưng bà con nuôi trồng lưu ý khi sử dụng thuốc thủy sản hay các loại thuốc tăng trọng nhanh cho cá phải đúng quy trình, liều lượng, thời điểm, đối tượng,… để thuốc có thể phát huy hết tác dụng và giúp tôm, cá nhanh hết bệnh. Với một sốcách sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cho cá dưới đây sẽ giúp người nuôi trồng tăng năng suất và mang lại lợi nhuận cao.
Mỗi loại thuốc phù hợp cho từng loại bệnh dịch khác nhau
Chọn kháng sinh
Tôm, cá được nuôi trồng trong môi trường nước ngọt nên là điều kiện thích hợp cho các vi khuẩn gram âm (Edwardsiella ictaluri, Aeromonas spp, columnaris,…) gây bệnh. Vì thế, hộ nuôi trồng phải lựa chọn các đúng các loại kháng sinh đặc trị những vi khuẩn này. Bà con nuôi trồng có thể đưa thuốc kháng sinh vào môi trường nước ngọt bằng cách trộn lẫn với thức ăn là giải pháp hiệu quả nhất. Đối với các thức ăn cho tôm, cá dạng viên (thức ăn công nghiệp) thì nên hòa tan thuốc trong nước rồi thấm đều lên viên thức ăn. Khi sử dụng thuốc kháng sinhcần giảm lượng thức ăn lại, kiểm tra xem nước thuốc không quá cứng và không có ion kim loại thì thuốc mới phát huy hết công dụng.
Chọn thuốc xử lý môi trường
Khi chọn các chế phẩm sinh học để xử lí môi trường nước bị nhiễm khuẩn, ô nhiễm như Clean QA,… thì phải lựa chọn những chế phẩm an toàn, đạt chất lượng cao, có nhãn hiệu uy tín. Để thuốc có tác dụng hiệu quả thì hộ nuôi trồng nên kiểm tra độ P/H, độ trong, bùn dơ đáy ao,…để sử dụng cho đúng liều lượng rải xuống ao hồ mới mang lại hiệu quả cao.
Chọn thuốc hỗ trợ
Các loại thuốc hỗ trợ (vitamin, khoáng chất, đạm,…) sẽ giúp động vật thủy sản nhanh hết bệnh, tăng cường sức khỏe. Beta-glucan, vitamin C, probiotic, Selenium,…là những loại thuốc hỗ trợ được các gia đình nuôi trồng lựa chọn hàng đầu. Từ những hướng dẫn cách sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cho cá sẽ giúp vật nuôi phát triển tốt hơn.
Cách sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cho cá
Khi sử dụng thuốc cho động vật thủy sản thì bà con nuôi trồng nên tính kỹ liều lượng, độ tuổi tôm cá để có thể phân chia lượng thuốc thích hợp. Khi bà con nuôi trồng sử dụng cùng lúc 2 hoặc 3 loại thuốc thì cách tốt nhất là nên trộn riêng từng loại thuốc. Tuyệt đối không nên hoà trộn nhiều loại thuốc lại với nhau và có khả năng các loại thuốc khi kết hợp sẽ xảy ra quá trình tương tác làm giảm hiệu quả của thuốc. Còn đối với các loại thuốc mà bà con nuôi trồng tự chế thì nên ước lượng số tôm, cá trong ao mà phân bổ liều lượng phù hợp.